Thứ Hai, 18 tháng 12, 2017

Câu hỏi thảo luận (phần triết học)

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TỔ BỘ MÔN TRIẾT HỌC

CÂU HỎI THẢO LUẬN
Môn:  NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN
(PHẦN TRIẾT HỌC)

BÀI 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA CNDVBC

1.     Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức? Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ việc nghiên cứu vấn đề này? Liên hệ vận dụng vào công tác của bản thân?
2.     Phân tích nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển? Liên hệ vận dụng vào công tác của bản thân?
3.     Phân tích nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập? Liên hệ vận dụng vào công tác của bản thân?
4.     Phân tích nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại? Liên hệ vận dụng vào công tác của bản thân?

5.     Phân tích mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn? Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ việc nghiên cứu vấn đề này? Liên hệ vận dụng vào công tác của bản thân?

BÀI 2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA CNDVLS

6.     Phân tích nội dung và ý nghĩa của quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất? Liên hệ sự vận dụng quy luật này trên đất nước ta?
7.     Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng? Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ việc nghiên cứu vấn đề này? Liên hệ vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?
8.     Đấu tranh giai cấp là gì? Nguyên nhân của đấu tranh giai cấp? Vai trò của đấu tranh giai cấp đối với sự phát triến của xã hội có giai cấp ? Liên hệ cuộc đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay ?  
9.     Phân tích vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử? Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ việc nghiên cứu vấn đề này?
10.                         Ý thức xã hội là gì? Phân tích tính độc lập tương đối của ý thức xã hội ? Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ việc nghiên cứu vấn đề này ?   

LƯU Ý:
-         Chuẩn bị đề cương thảo luận là 01 điều kiện bắt buộc.
-         Việc ký kiểm tra đề cương chỉ được tiến hành trước hoặc trong ngày thảo luận. Không giải quyết ký bổ sung sau ngày thảo luận theo lịch học.

-         Học viên  được giữ lại đề cương sau khi GV kiểm tra. 

Thứ Hai, 4 tháng 12, 2017

Tài liệu thảo luận tham khảo câu 3

HỌC VIỆN CÁN BỘ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA XÂY DỰNG ĐẢNG và
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
TÊN : DƯƠNG XUÂN HUY
LỚP : H689
Vấn đề 3: Nêu một số điểm nổi bật về đường lối đổi mới đất nước của Đảng ta thời kỳ từ năm 1986 đến nay? (Văn kiện Đại hội VI đến Đại hội XII)
BÀI LÀM
Theo Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013 có ghi rõ: “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, vươn cao ngọn cờ cách mạng giải phóng dân tộc, đưa đất nước đến độc lập tự do vào ngày 30/4/1975. Trong đó không thể không nhắc đến đường lối cách mạng XHCN mà Đảng ta đã đề ra và lãnh đạo nhân dân ta thực hiện, từ đó đưa đất nước ta vào thời đại mới, đem lại cuộc sống ấm no cho nhân dân ta. Dưới đây là một số điểm nổi bật về đường lối đổi mới đất nước của Đảng ta thời kỳ từ năm 1986 đến nay.
- Sau khi miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất, cả nước bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH với những thuận lợi cơ bản cũng như không ít khó khăn, thách thức:
- Nước ta đi lên CNXH với điểm xuất phát rất thấp, hậu quả của 30 năm chiến tranh hết sức nặng nề, lại phải tiến hành chiến tranh bảo vệ tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc. Trên thế giới các nước XHCN lâm vào tình trang khó khăn, trì trệ, tình hình đó đặt ra cho Đảng và nhân dân ta phải tìm cách đi phù hợp với hoàn cảnh nước ta.
- Tại ĐH IV của đảng (12/1976) Đảng đã đề ra đường lối chung và đường lối xây dựng nền kinh tế XHCN, đề ra những chỉ tiêu cụ thể cho kế hoạch 5 năm (1976-1980). Tuy nhiên, những kết quả mang lại còn thấp so với yêu cầu và chưa tương xứng với công sức bỏ ra, hầu như các chỉ tiêu của kế họach 5 năm đều không thực hiện được. Nền kinh tế nước ta lâm vào khủng hoảng, trước thực tế đó, đòi hỏi toàn đảng, toàn dân ta phải tìm ra con đường đổi mới đất nước.
- Tháng 8/1979, Hội nghị  khoá TW 6 khoá IV họp bàn những vấn đề cấp bách về kinh tế xã hội và vấn đề tiêu dùng, Hội nghị khẳng định sự cần thiết phải tồn tại thị trường tự do, khuyến khích sản xuất, khắc phục những khuyết điểm trong quản lý kinh tế, trong cải tạo XHCN, đề ra chủ trương phù hợp để phát triển lực lượng sản xuất, Hội nghị TW6 đánh dấu bước đột phá đầu tiên của quá trình tìm tòi đường lối đổi mới của Đảng.
- Thực hiện chủ trương của Hội nghị TW6, Chính phủ đã có những quyết định kịp thời về việc bãi bỏ các trạm kiểm soát có tính chất ngăn sông cấm chợ, cản trở lưu thông hàng hoá, khuyến khích tận dụng ruộng đất nông nghiệp vào sản xuất; mở rộng kinh doanh thương nghiệp XHCN, chính sách phân phối theo lao động, kích thích sản xuất phát triển.
- Ngày 13/1/1981, Ban bí thư TW Đảng ra chỉ thị 100/CT-TW về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã. Chỉ thị 100 đã tạo ra động lực mới trong sản xuất nông nghiệp.
- Trong công nghiệp, Chính phủ ban hành quyết định 25/CP và 26/CP ngày 21/1/1981 về chủ trương, biện pháp cải tiến cơ chế quản lý trong kinh tế quốc doanh, điểm mới trong quản lý công nghiệp là làm giảm tình trạng trì trệ trong sản xuất của các doanh nghiệp Nhà nước. Năm 1981 lần đầu tiên sau chiến tranh, sản xuất công nghiệp đạt kế hoạch, riêng công nghiệp địa phương vượt kế hoạch 7,5%.
-Tại ĐH V của đảng họp tại Hà Nội từ ngày 27-31/3/1982, chủ trương tiếp tục tìm tòi cơ chế quản lý mới cho thích hợp, xoá bỏ cơ chế cũ, điều chỉnh lại cơ cấu, quy mô, tốc độ và các bước đi của công nghiệp hóa. Đại hội đã phân chia thời kỳ quá độ thành nhiều chặng và xác định chúng ta đang ở chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ. Nhiệm vụ chặng đường đầu tiên tạo tiền đề cơ sở vật chất chuyển sang Công nghiệp hoá.
- Việc thực hiện nghị quyết Đại hội V, tình hình kinh tế XH có những chuyển biến nhất định. Tuy nhiên trên lĩnh vực lưu thông phân phối còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết. Trong bối cảnh đó, Đảng và Nhà nước cải cách giá lương-tiền lần thứ 1 năm 1981 và năm 1982 nhưng đã làm cho lạm phát trầm trọng thêm, trước tình hình đó tháng 6/1985, Hội nghị TW8 họp chuyên bàn về giá-lương-tiền, quyết định phải dứt khoát xoá bỏ tập trung quan liêu bao cấp, thực hiện chế độ tập trung dân chủ, hoạch toán kinh tế và kinh doanh XHCN. Hội nghị TW8 cho thấy Đảng đã có sự đổi mới tư duy trên lĩnh vực phân phối lưu thông một cách cơ bản, đã thừa nhận sản xuất hàng hoá và những quy luật của sản xuất hàng hoá. Hội nghị TW8 đánh dấu bước đột phá thứ 2 trong quá trình đổi mới tư duy của Đảng.
- Ngày 10/7/1986, Tổng bí thư Lê Duẫn qua đời. Tại phiên họp đặc biệt của TW Đảng ngày 14/7/1986, đồng chí Trường Chinh được bầu làm Tổng bí thư, ngày 20/9/1986, Bộ Chính trị đã có những kết luận về một số vấn đề thuộc quan điểm kinh tế.
+ Về cơ cấu kinh tế: cần bố trí đúng cơ cấu các ngành kinh tế, cơ cấu sản xuất và đầu tư; đặc trưng cần nắm vững là nền kinh tế cơ cấu nhiều thành phần.
+ Về cơ chế quản lý: xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác quản lý và sử dụng quan hệ hàng hoá - tiền tệ, thị trường trong cơ chế kế hoạch hoá. Trong điều chỉnh lớn phương án bố trí cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư phải thực sự lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu.
Những kết luận này là bước đột phá thứ 3 trong quá trình tìm đường đổi mới.
- Tại ĐH VI (12/1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước một cách triệt để, sâu sắc, mang ý nghĩa như một cuộc cách mạng. Trong đổi mới toàn diện, Đảng bắt đầu tự đổi mới tư duy về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Viêt Nam. Trên nền tảng các nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác-Lênin và nhất là kinh nghiệm thực tiễn ở Việt Nam. Trong đổi mới tư duy, Đại hội VI chọn khâu đột phá là đổi mới tư duy kinh tế:
+ Thừa nhận kinh tế nhiều thành phần.
+ Chuyển nền kinh tế từ tập trung bao cấp, kế hoạch hoá cao độ sang hoạch toán kinh doanh XHCN.
+ Mở của nền kinh tế Việt Nam với khu vực và trên thế giới.
+ Tập trung vào 3 chương trình kinh tế lớn: sản xuất lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng và sản xuất hàng xuất khẩu.
+ Đổi mới toàn diện triệt để sâu sắc nhưng có nguyên tắc, lấy đổi mới kinh tế là trọng tâm hàng đầu trên cơ sở giữ vững ổn định chính trị. Để giữ vững ổn định chính trị phải đảm bảo các nguyên tắc sau: Kiên trì độc lập dân tộc gắn liền với CNXH; Đổi mới trên quan điểm lập trường chủ nghĩa Mác-Lênin, giữ vũng vai trò lãnh đạo của đảng ta, bản chất Nhà nước cách mạng của ta, kết hợp sức mạnh của dân tộc và của thời đại trong điều kiện mới.
- Tại ĐH VII (6/1991) của Đảng tiếp tục bổ sung đường lối đổi mới của Đảng ta.
+ Đề ra và thông qua Cương lĩnh thứ 4 của Đảng ta: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên XHCN. Trong cương lĩnh này lần đầu tiên trong lịch sử của đảng ta đã đưa ra mô hình và con đường đi lên CNXH riêng cho Việt Nam với 6 đặc trưng cơ bản và 7 phương hướng cơ bản. Cương lĩnh năm 1991 đã tạo ra cơ sở lý luận và nền tảng lý luận cho đổi mới.
+ Tại ĐH VI lần đầu tiên của đảng ta đưa ra khái niệm tư tưởng HCM.
+ Lần đầu tiên đảng ta xây dựng chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội từ năn 1991 – 2000 với mục tiêu: Đưa Việt Nam ra khỏi khủng hoảng kinh tế- xã hội. Đây là chặn đường đầu tiên của thời kỳ quá độ của đảng ta.
+ ĐH đánh dấu sự coi trọng của đảng với công tác xây dựng đảng, chỉnh đốn đảng.
+ Tại ĐH VI đã cũng cố niềm tin, khơi dậy các nguồn lực trong đảng, trong nhân dân. Kiên trì CNXH khi Đông Âu đã tan rã và Liên Xô sắp sụp đỗ.
- Tại ĐH VIII (28/6 đến 1/7/1996) của đảng đã tổng kết 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới và thực hiện nghị quyết của ĐH VII , quyết định mục tiêu, phương hướng, giải pháp thực hiện CNH-HĐH đất nước đến năm 2010 và 2020, bổ sung sửa đổi điều lệ đảng.
- Nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, tuy còn một số chưa vững chắc, thế và lực được tăng cường cho phép chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước. Đại hội đã đưa ra mục tiêu:
+ Đến năm 2020 Việt Nam trở thành nước công nghiệp cơ bản phát triển theo hướng hiện đại.
+ ĐH VIII đã chỉ ra mục tiêu chung: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.
+ ĐH VIII tổng kết phương châm: phát triển kinh tế là trọng tâm; xây dựng đảng, chỉnh đốn đảng là nhiệm vụ then chốt ( tập trung phát triển lực lượng sản xuất từng bước hình thành quan hệ sản xuất phù hợp).
+ ĐH VIII đã bổ sung thêm cho đường lối đổi mới là chiến lược CNH-HĐH đất nước.
- Đại hội IX (4/2001).
+ ĐH đã tổng kết cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX, rút ra  3 thành tựu to lớn mang ý nghĩa lịch sử, thắng lợi CMT8/1945; thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và tay sai; thắng lợi của sự nghiệp đổi mới đi lên CNXH ở nước ta.
+ ĐH đã dự báo về thời cuộc và thời đại, những đòi hỏi của cách mạng Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI. Đề ra quan điểm kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới trên cơ sở phát huy nội lực là chính, tranh thủ ngoại lực, chủ động tích cực hôi nhập kinh tế quốc tế.
+ ĐH đã đưa ra thuật ngữ kinh tế thị trường định hướng XHCN và coi đây là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong suốt quá trình quá độ lên CNXH.
+ Đưa mục tiêu dân chủ vào mục tiêu chung: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
+ ĐH đã đề ra chiến lước phát triển kinh tế xã hội 2001-2010 nhằm đưa Việt Nam thoát khỏi tình trạng nước nghèo kém phát triển.
- Đại hội X (4/2006).
+ ĐH đã tổng kết 20 năm đổi mới và bổ sung cho những đặc trưng cho CNXH ở nước ta gồm 8 đặc trưng và 8 phương hướng, chỉ đạo sự nghiệp xây dựng CNXH.
+ Đề ra nhiệm vụ phấn đấu đến 2020 Việt Nam thoát khỏi tình trạng nước nghèo kém phát triển để trở thành nước có thu nhập trung bình.
+ ĐH X rất coi trọng công tác xây dựng đảng và chỉnh đốn đảng trong quá trình đảng cầm quyền; phát triển kinh tế thị trường, định hướng XHCN và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế
- Đại hội XI (1/2011).
+ Đại hội đã tổng kết 25 năm đổi mới và 20 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991.
+ ĐH đã bổ sung và phát triển cương lĩnh năm 1991 trên tất cả các nội dung. Đặc biệt là trong mô hình, phương hướng chỉ đạo sự nghiệp xây dựng CNXH trong thời kỳ quá độ của nước ta: 8 đặc trưng, 8 phương hướng cơ bản và 8 mối quan hệ lớn.
+ ĐH đã đề ra chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 với mục tiêu biến Việt Nam trở thành nước công nghiệp cơ bản phát triển theo hướng hiện đại vào năm 2020.
+ Bổ sung và sửa đổi điều lệ đảng.
A.                Kết luận – Liên hệ thực tiễn:
Có thể nói, quá trình tìm tòi đường lối đổi mới và sự phát triển nhận thức của đảng ta về con đường đi lên CNXH ngày càng sáng tỏ qua các kỳ Đại hội. Nó mang lại những thành tựu mang ý nghĩa to lớn: Việt nam từ một quốc gia bị phong toả cấm vận, từ một nền kinh tế kém phát triển và đóng cửa. Sau 25 năm đổi mới Việt Nam đã vươn mạnh ra thế giới, đến nay Việt Nam có quan hệ ngoại giao với gần 170 nước và vùng lãnh thổ, mở rộng quan hệ kinh tế thương mại với 220 quốc gia. Việt Nam còn là thành viên chính thức của nhiều tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực và điều đáng nói nhất là năm 2007 Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO).
+ Phúc lợi xã hội và đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt theo đánh giá của Liên Hiệp Quốc, Vịêt Nam đã về đích 10 năm với mục tiêu xoá đói giảm nghèo trong thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ.
+ Độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội được giữ vững, lợi thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của đất nước đã tăng lên rất nhiều, tạo tiền đề để nước ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ theo con đường XHCN.

Đổi mới làm cho bộ mặt đất nước và con người Việt Nam hoàn toàn thay đổi. Dư luận thế giới cũng đồng tình và thừa nhận những thành tựu đổi mới của ĐN ta. Điều đó khiến cho mỗi người VN chúng ta thêm tự hào về Đảng, về đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng.Là 1 đảng viên, tôi hoàn toàn tin tưởng về con đường đi đúng đắn của DT, chắc chắn VN chúng ta sẽ xây dựng thành công Chủ nghĩa Xã hội như mong mỏi của Bác trước lúc Người ra đi.